Tuesday, April 5, 2011

Pháp coi Trung Quốc là thị trường màu mỡ

Pháp coi Trung Quốc là thị trường màu mỡ
tuanquang cập nhật ngày: 03/04/2011

Các doanh nghiệp Pháp đang muốn mở rộng thị phần tại Trung Quốc nhằm hưởng lợi từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của quốc gia lớn thứ hai thế giới này.

Thách thức hiện nay của các công ty Pháp tại Trung Quốc là làm thế nào để tập trung phát triển ở thị trường nước này thay vì xuất khẩu tới. China Daily dẫn lời bà Annick de Kermadec-Bentzmann, Giám đốc phòng Thương mại Pháp (CCIFC), cho biết Trung Quốc hấp dẫn các công ty của Pháp vì xu hướng tăng trưởng mạnh của nền kinh tế sẽ hứa hẹn đem lại nhiều cơ hội kinh doanh lớn để tạo ra doanh thu đáng kể cho các nhà đầu tư Pháp.

Các doanh nghiệp Pháp đang lên kế hoạch điều chỉnh chiến lược công nghiệp, thương mại toàn cầu của mình tại thị trường Trung Quốc và nghiên cứu để phù hợp hơn với chiến lược kinh tế mới trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) của quốc gia này. Đối với các công ty Pháp, Trung Quốc là một địa điểm đầu tư hàng đầu với tiềm năng lớn về kinh doanh hàng công nghệ cao và tiêu thu nội địa.

Năm 2010, doanh thu của các công ty Pháp tại Trung Quốc đạt 35 tỷ EURO (49,75 tỷ USD), gấp 3 lần tổng xuất khẩu trực tiếp của Pháp sang Trung Quốc. Theo CCIFC, năm 2010 xuất khẩu của Pháp sang Trung Quốc đạt 11 tỷ Euro, tăng 39,4% so với năm trước đó.

Bà De Kermadec-Bentzmann cho biết các công ty của Pháp rất mong muốn được tham gia vào quá trình chuyển dịch kinh tế của Trung Quốc – động cơ phát triển đất nước này trong 5 năm tới. Hơn nữa, sự hiện diện của các công ty Pháp trên thị trường Trung Quốc đem một cơ hội gián tiếp rất quan trọng khi phát triển mối quan hệ hợp tác với các công ty Trung Quốc nhằm giải quyết các thị trường nước ngoài như Châu Phi và Châu Âu.

Theo CCIFC, 1.000 công ty của Pháp đã có hơn 2.300 chi nhánh tại Trung Quốc, tuyển dụng 500.000 lao động. Trung Quốc và Pháp đã ký những hợp đồng kinh tế trị giá hàng tỷ EURO trong các ngành công nghiệp hàng không, viễn thông và hạt nhân trong chuyến thăm Pháp của chủ tịch Hồ Cẩm Đào tháng 11 năm ngoái.

Theo bà De Kermadec-Bentzmann, các công ty của Pháp cũng đang đẩy mạnh tiến trình thâm nhập của mình vào các thành phố hạng 2 của Trung Quốc, gồm có Thanh Đảo, Trường Sa, Côn Minh và Tây An. Nhãn hàng cao cấp của Pháp Louis Vuitton tuyên bố rằng họ sẽ tăng cường mở rộng kinh doanh hơn nữa tại các thành phố hạng 2 trong năm nay, sau khi mở của hàng đầu tiên của mình tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam vào tháng 1.

http://tretoday.net/news/news/3_Kinh_Te/464789_Phap_coi_Trung_Quoc_la_thi_truong_mau_m%E1%BB%A1/?

Friday, March 18, 2011

Xe hơi ô nhiễm bị cấm chạy vào trung tâm thủ đô Paris?

Xe hơi ô nhiễm bị cấm chạy vào trung tâm thủ đô Paris?

Bắt chước theo các mẫu điển hình của nhiều thủ đô tại Âu châu, ông Bộ trưởng Môi trường của Pháp dự định ban hành lệnh cấm các xe gây ô nhiễm quá mức trong trung tâm của 5 thành phố lớn bao gồm thủ đô Paris, Lyon, Grenoble, Clermont-Ferrand và Aix-en-Provence. Theo đăng tải của báo Le Parisien, những luật lệ cấm đoán đầu tiên dành cho những loại xe ô-tô phát ra nhiều khí thải có hại cho sức khoẻ và gây ô nhiễm môi trường, rất có thể sẽ được áp dụng kể từ giữa năm 2012. Đây là một phần trong những dự thảo luật Grenelle II của Pháp (với 177 phiếu thuận và 135 phiếu chống), chỉ được xem là một thí nghiệm và không áp dụng ở khắp mọi nơi mà chỉ có hiệu lực ở những khu vực ưu tiên phải có không khí trong lành. Những khu vực ưu tiên này hiện nay còn đang được tranh luận nên chưa được xác định rõ rệt. Ví dụ như tại Paris, khu vực ưu tiên rất có thể nằm bên trong phạm vi vòng đai của thủ đô, tuy nhiên một vài phạm vi khác nữa cũng đang được giới có thẩm quyền xem xét (một uỷ ban gồm các thị trưởng của Paris và của những thị trấn xung quanh cùng các hội đồng khu vực địa phương phải thoả thuận với nhau để đưa ra quyết định sau những cuộc thảo luận trong suốt năm 2011). Những xe ô tô chắc chắn bị ảnh hưởng trước tiên của dự luật Grenelle II là những loại xe kiểu cũ chạy bằng dầu, cả những chuếc xe 4x4 đồ sộ cũng bị cấm lưu hành tại những khu vực (sẽ) được quy định. Những chiếc xe này bắt buộc phải dán một "cái nhãn" trên tấm kính chắn gió hoặc ở tấm biển số xe để các máy camera dễ bề kiểm soát.

Giải pháp cấm các loại xe gây ô nhiễm không được lưu thông tại trung tâm các thành phố lớn đã được nhiều quốc gia tại Âu châu áp dụng từ vài năm nay ví dụ như tại thủ đô Luân-đôn của Anh quốc, tại Rome của Ý, tại Bá Linh của Đức hoặc tại thủ đô Stockholm của Thụy-điển, v.v… Và dường như giải pháp này có hiệu quả rất đáng khích lệ vì đã giảm được 20% đến 30% lượng khí thải độc hại.

http://www.khoahoc.net/khoahockythuat.htm

Monday, January 10, 2011

Pháp: Đứng Đầu Thế Giới Về Gián Điệp Kỹ Thuật

Pháp: Đứng Đầu Thế Giới Về Gián Điệp Kỹ Thuật

Pháp là tội phạm đứng đầu trong lãnh vực gián điệp kỹ nghệ, và ngay cả tồi tệ hơn Trung Quốc và Nga, theo lời của người đứng đầu một công ty Đức được trích thuật nói trong một thẩm lậu tin ngoại giao được tiết lộ hôm Thứ Ba.
Berry Smutny, đứng đầu công ty vệ tinh Đức OHB Technology, được trích thuật nói trong một tuyên bố ngoại giao mà Wikileaks có được và được công bố bởi Nhật Báo Aftenposten của Na Uy, nói rằng, "Pháp là đế quốc ác quỷ [trong] việc đánh cắp kỹ thuật, và Đức biết rõ điều này."
Đức, với chính phủ phân quyền, tuy nhiên không muốn làm nhiều để chống lại các hoạt động tình báo kỹ nghệ của Pháp, Smutny cho biết là được giải thích như vậy.
Báo ra ngày 20 tháng 11 năm 2009, viết rằng, "Tiếp tục bày tỏ thái độ khinh khi Pháp, Smutny nói rằng tình báo IPR của Pháp rất xấu tạo ra tất cả thiệt hại cho kinh tế Đức nhiều hơn được tổn hại được gây ra bởi Trung Quốc và Nga."
Công ty OHB Technology được biết rộng rãi vào tháng 1 năm 2010 khi họ đạt được hợp đồng để xây dựng nhiều vệ tinh cho hệ thống vệ tinh hàng hàng hải Galileo, sự thách thức của Âu Châu trì trệ đối với Hệ Thống Global Positioning System phát triển của Mỹ.

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-72_4-168495_15-2/